Người bị Cúm A có thể lây bệnh cho người khác thông qua dịch tiết có chứa virus. Các chuyên gia cho rằng, giọt bắn khi người nói chuyện, ho, hắt hơi có thể bay xa đến 2m. Nếu vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan.
Người bị Cúm A thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột. Phổ biến nhất là: Ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh,…
Với trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai khi mắc cúm cần hết sức lưu ý. Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch tương đối yếu. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, phế quản,… Thậm chí là tử vong hoặc sẩy thai.
Vì vậy, nếu sau một tuần mà tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đi kiểm tra ngay.
Do có nhiều triệu chứng khá tương đồng, Cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, đây lại là hai loại bệnh lý khác nhau.
Cảm cúm thông thường hay còn gọi là cảm lạnh. Đây là một nhóm các triệu chứng xảy ra ở đường hô hấp. Nguyên nhân có thể do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra. Trong đó, virus Rhinovirus là loại thường gặp nhất và gây ra bệnh ở mũi. Cúm thường phát triển mạnh ở điều kiện môi trường ẩm ướt. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mát mẻ hoặc nhiệt độ thấp khi vào mùa đông. Khác với bệnh Cúm A, cảm cúm thường nhẹ và nhanh khỏi hơn. Đồng thời rất hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm.
🔹Triệu chứng cúm thường
Đa số các trường hợp mắc cảm cúm thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi nhiều
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu
- Ho kèm sốt nhẹ
- Nhức cơ
- Người mệt mỏi
Triệu chứng Cúm A
Phần lớn các trường hợp mắc Cúm A sẽ có các biểu hiện bạn đầu như:
- Ho, khó thở
- Đau đầu, mệt mỏi
- Cơ thể đau nhức
- Sưng hạch hầu họng
- Viêm, đau nhức vòm họng
- Sốt trên 38,5 độ
- Tê bì chân tay
- Buồn nôn
- …..
Chẩn đoán cúm A
Để chẩn đoán chính xác hơn, người ta thường sử dụng các phương pháp xét nghiệm. Xét nghiệm giúp xác định chính xác loại bệnh cúm mà người bệnh mắc phải. Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một số lưu ý dự phòng Cúm
+ Tiêm phòng vacxin
+ Che mũi miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
+ Rửa tay sạch thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.
+ Tránh tiếp xúc gần với những người nhiễm cúm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm.
+ Nhìn chung cúm A rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người có sức đề kháng kém. Vì vậy hãy đến cơ sở y tế ngay khi thấy các dấu hiệu trở nặng để được theo dõi và xử trí kịp thời.